Đặc điểm Voọc bạc Đông Dương

Mô tả

Loài khỉ có cơ thể nhỏ, trọng lượng từ 5-7kg (4,8–7 kg). Voọc bạc Đông Dương có chiều dài đầu và thân 49-57cm. Chiều dài đuôi 72–84 cm. Mang thai khoảng 180-185 ngày, Tuổi thọ từ 20-29 năm. Thân hình thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Thân chúng còn chuyển từ màu xám tới màu đen với các chóp lông màu xám hay vàng nhẹ, tạo nên như ánh bạc làm cho bộ lông lấp lánh ánh bạc. Lông bụng xám nhạt và lông đuôi vàng nhạt, khuôn mặt màu xanh xám đen và có chòm râu dài màu trắng nhờ. Mặt trắng nhạt, phía bụng màu xám nhạt.

Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn (Chiếc mào trên đầu gần như nhọn), lông trên đỉnh đầu có màu tối xám, chóp lông màu xám nhạt hay vàng nhạt, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Chân tay dài, đuôi dài, phần dưới đuôi có màu hơi vành nhạt, đuôi dài, lông màu bạc đến đen. Bàn tay và chân màu đen, không lông. Con con có màu vàng tươi. Con non mới sinh có màu da cam và chuyển thành màu xám ở tuổi 3-4 tháng tuổi, giống bố mẹ[9] voọc bạc lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng[6][10].

Tập tính

Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu. Con đực ít chú ý tới con non hơn. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Leo trèo rất giỏi và sống ở trên cây, voọc sống trên cây cao, đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Thường thì chúng sống theo bầy đàn khoảng 10-15 con, hiếm ăn ban ngày[6] Chúng di chuyển bằng cách nhảy từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, sức bật của chúng rất xa, có thể nhảy xa trong khoảng cách 5m.

Chế độ ăn

Thức ăn của voọc bạc Đông Dương cũng giống như của voọc xám Đông Dương. Voọc bạc thức ăn của chúng chủ yếu là , chồi cây và quả, thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ[6](thức ăn chủ yếu là lá cây 80%, chồi cây 10%, quả 10%, vào khoảng 100 loài thực vật dùng làm thức ăn cho loài này, trong đó quả độc cho người như lá 3 ngón, quả mã tiền[10]). Về tập tính chung, thì chúng không ăn động vật nhưng theo tài liệu thì voọc bạc Đông Dương còn ăn thêm côn trùng (rất nhiều côn trùng họ Bổ củi Elateridae và họ Ve sầu Cicadoidea, đây là nguồn thức ăn tốt cho voọc)[10] Như vậy, thức ăn của chúng gồm lá, chồi, quả, củ, côn trùng.

Sinh cảnh

Sinh cảnh sống của chúng là các cánh rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng thường xanh, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, bìa rừng dọc theo các con sông, rừng nhiệt đới, rừng cây bụi. Chúng thích sống ở các vùng núi thấp dưới 500m nhưng cũng phát hiện thấy chúng ở độ cao trên 1.000m (1.737m). Thường sống và kiếm ăn trên độ cao 10-50m[9]. Voọc bạc sống trong các rừng cây lá rộng trên núi đá các tỉnh miền Nam Trung Bộ. Trên thế giới, chúng phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, tại Việt Nam: Gia Lai (A Zun Ba), Kon Tum (Đắk Tô, Mom Ray, Sa Thầy), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột, Ea Súp, Buôn Đôn), Đắk Nông, Phú Yên, Nha Trang, Lâm Đồng, Đồng Nai (Cát Tiên), Kiên Giang, Tây Ninh trong đó, voọc bạc sống chủ yếu ở vùng rừng núi Nam Việt Nam, tiếp giáo Lào và Campuchia. Hiện nay loài này cũng được bảo vệ trong các khu bảo tồn như: Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng), khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rây (Kontum), Vườn Quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang)[9].

Voọc bạc Đông Dương tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thuộc địa phận huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước có Khu hệ linh trưởng tại đây với 7 loài đã được ghi nhận trong đó có voọc bạc Trường Sơn[11]. Tà Cú là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, trong đó có những loài động vật quý hiếm mới phát hiện như gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen, trong đó ở Suối Vàng là nơi mà các loài khỉ và voọc bạc Trường Sơn thường đến đùa giỡn, uống nước[12]. Núi Tà Cú còn được biết đến là Khu rừng bảo tồn thiên nhiên, có thảm động, thực vật phong phú trong đó có cả voọc bạc Trường Sơn[13].

Voọc bạc Đông Dương là loài linh trưởng quan trọng có thể xem là loài tiêu biểu của khu vực núi đá vôi Kiên Lương tỉnh Kiên Giang. Cho đến nay số lượng voọc bạc Đông Dương ở Việt Nam chỉ mới được xác định tại hai địa điểm là vườn quốc gia Phú Quốc và các núi đá vôi Kiên Lương[14] và hiện voọc bạc Đông Dương là loài đặc hữu chỉ có ở Kiên Giang, hiện còn rất ít ngoài thiên nhiên[7][15][16]

Năm 2007, đã phát hiện đàn voọc bạc Đông Dương 23 con đang sinh sống ở núi Bãi Voi. Kết quả điều tra năm 2009 ở núi Khoe Lá đã phát hiện một đàn Vọoc bạc Đông dương với số lượng trên 78 con[10][17][18][19][20]. Ngoài ra, tại một số núi đá vôi ở Kiên Lương hiện còn khoảng 200 con voọc bạc Đông Dương[14][21][22]. Một báo cáo cho biết có đến 28 con voọc sống ở phía Bắc ngọn núi (được biết đến với tên gọi là Mo So), khu vực phía Bắc núi Khoe Lá, nơi cư ngụ của 48 con voọc. Còn phần phía nam của núi Khoe Lá là nơi sinh sống của 30 con voọc khác[8]. Hiện, khu vực các dãy núi đá vôi huyện Kiên Lương có khoảng 70 cá thể voọc bạc Đông Dương sinh sống[23].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Voọc bạc Đông Dương http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/dong-nai-bat... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1210071... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... http://vnexpress.net/photo/moi-truong/thu-quy-hiem... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/c... http://www.iucnredlist.org/details/39874 http://www.iucnredlist.org/details/39874/0 http://baochinhphu.vn/Doi-song/Xu-ly-nghiem-4-doi-... http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/bon-doi-t...